1. Porsche 959S
959S là chiếc hypercar của Porsche vào cuối những năm 1980. Mang thân hình giống như một chiếc 911, nhưng ẩn bên trong là cả một bầu trời công nghệ thời bấy giờ như: hệ dẫn động bốn bánh thích ứng, mâm xe ma-giê với cảm biến áp suất lốp tích hợp, tăng áp kép tuần tự và chất liệu thân xe làm từ Kevlar chống gỉ, trọng lượng nhẹ. Đây đều là những trang bị có trên mẫu xe 911 Turbo ngày nay.
Theo như hãng chia sẻ, hai biến thể của 959 là 959 Komfort và 959 Sport có thể đạt lần lượt là 315.2km/h và 316.8km/h. Có ý kiến cho rằng Porsche 959 hoàn toàn có thể đạt trên 320km/h. Tuy nhiên, Porsche đã bí mật nâng cấp động cơ của 959 từ 450bhp lên hơn 520b mã lực, trong khi 29 chiếc 959 S sở hữu tới 510 mã lực và tốc độ tối đa đã được xác minh là 337.6km/h. Con số không hề tệ cho một mẫu xe sản xuất năm 1988.
2. Ferrari F40
Trong khi Porsche 959 sinh ra để thống trị Autobahn thì Ferrari F40 lại được sinh ra để chinh phục Autostrada (những con đường cao tốc ở Ý). Dù động cơ V8 chỉ có dung tích khiêm tốn 2.9L, nhưng nhờ bộ tăng áp kép “khổng lồ” đã giúp F40 có công suất lên mức 480 mã lực. Theo những chủ nhận của F40, chiếc xe của họ hoàn toàn có thể đạt mức 500 mã lực một cách dễ dàng.
3. Nissan Skyline R34
Quay trở lại những năm 1990, tất cả các công ty xe hơi Nhật Bản đã có một thỏa thuận lịch sự và danh dự rằng họ sẽ không sản xuất một chiếc xe có công suất lớn 276 mã lực. Ở một quốc gia với nhiều thành phố đông dân cư, họ ưa chuộng những chiếc Kei-car và cho rằng những chiếc xe quá mạnh là điều không cần thiết.
Nhưng, không “cần thiết” không có nghĩa là nó không “thú vị”. Nissan Skyline R34 chính là minh chứng cho điều đó, cũng như là “lời nói dối” của các kỹ sư Nissan khi R34 Skyline được công bố chỉ sở hữu 276bhp từ khối động cơ tăng áp kép 2.6L 6 xy-lanh thằng hàng.
Nhưng trên thực tế, R34 ngay khi xuất xưởng đã sở hữu sức mạnh vượt quá… 400 mã lực. Đây có lẽ là lý do vì sao Skyline R34 trở thành huyền thoại, là chiếc xe đáng mơ ước của mọi tay độ xe.
4. Shelby GT500KR
Chiến thuật “add horsepower, subtract truth” (công bố thống số mã lực thấp hơn thực tế) vốn đã được thực hiện rất lâu trước khi người Nhật biến nó thành xu hướng. Và cuộc chiến này thực sự trở nên gắt gao hơn ở Mỹ – nơi người tiêu dùng muốn “cái gì cũng phải lớn”, các ông lớn như Chevy, Ford, Pontiac, Dodge, AMC và Plymouth đều tung ra những chiêu trò của riêng mình.
Carroll Shelby cũng hiểu được sự khắc nghiệt trong cuộc đua tranh giành quyền lực này nên đã âm thầm… lắp một động cơ xe đua vào chiếc 1968 Ford Mustang Shelby GT500KR.
Khối động cơ V8 7.0L của chiếc xe dược công suất ở mức 335 mã lực, một công suất tương đối lớn đối với một khung gầm và hệ truyền động thời bấy giờ. Nhưng thực chất, Shelby GT500KR có thể cho ra đến 435 mã lực, biến chiếc xe thành “Vua đường phố “tại Mỹ thời bấy giờ.
5. Porsche 991 Turbo S
Truyền thống “công bố một đằng, thực tế một nẻo” tiếp tục được Porsche duy trì từ chiếc 959S cho đến chiếc 991 Turbo S ngày nay. Điển hình là việc, 991 Turbo S cũ đạt tốc độ 0-100km/h trong 2.9s, nhưng thực tế, Top Gear đã thử nghiệm và đạt thành tích ở mức 2.5s – đồng thành tích với Bugatti Veyron.
Tại sao Porsche lại tỏ ra khiếm tốn với những con số của mình như vậy? Phải chăng hãng lo lắng rằng nếu những khách hàng thử nghiệm chiếc xe của họ trong những điều kiện không đạt chuẩn sẽ không đạt được con số lý tưởng, gây mất lòng tin của người dùng nơi hãng?
6. Lotus Carlton
Lotus Carlton (hay Vauxhall Lotus Carlton, Lotus Omega, Opel Lotus Omega) sinh ra để tranh ngôi vương sedan cỡ lớn hiệu năng cao cùng BMW M5. Nếu lập một danh sách những chiếc sedan gây tranh cãi, phá vỡ những quy tắc, chắn chắc Lotus Carlton sẽ đứng đầu danh sách này.
Lotus đã nâng cấp động cơ 6 xy-lanh thằng hàng từ 3.0 lên 3.6 lít, bổ sung hai bộ tăng áp Garrett cỡ lớn giúp Carlton sở hữ cống suất 377 mã lực. Không có hệ thống kiểm soát lực kéo Traction Control, chỉ sở hữu hộp số sàn, Lotus Carlton tăng tốc từ 0-96km/h chỉ trong 5.2s.
Lotus công bố rằng Carlton có vận tốc tối đa chỉ 278.4km/h, nhưng thực tế, chiếc xe hoàn toàn có thể vượt qua vận tốc 300km/h. Đây đã từng là chiếc sedan cỡ lớn nhanh nhất thế giới, tính hợp pháp của nó thậm chí còn được tranh luận tại quốc hội Anh.
7. Mclaren 720S
McLaren là hãng xe có triết lý vô cùng kiên định:“nếu không hướng đến vị trí số một thì tốt nhất là đừng làm gì cả”. Bất quy tắc, không theo chuẩn mực nào cả, điều đó thể hiện nguyên viện trên chiếc McLaren 720S.
Hãng công bố chiếc siêu xe có công suất từ 710 tới 720 mã lực, tuy nhiên, thử nghiệm công khai trên dàn Dyno đã cho thấy 720S hoàn toàn có thể cho ra công suất tới 750 mã lực.
Khi Top Gear thực hiện khả năng tăng tốc, họ cũng đạt được vận tốc 100km/h nhanh hơn 0.2s so với 2.9s mà hãng công bố.
8. Toyota GR Yaris
Toyota cũng là một hãng xe có truyền thống công bố sức mạnh của xe thấp hơn so với thực tế, chiếc hothatch Yaris GR ra mắt gần đây là một ví dụ. Theo như hãng công bố, khả năng tăng tốc của chiếc xe từ 0-100km/h 5.5s, con số đủ để khiến đối thủ VW Golf R “đỏ mặt”.
Thế nhưng, thử nghiệm của Top Gear cho thấy Yaris GR đạt ở vận tốc gần 100km/h chỉ ở khoảng 4.6s. Đang nói hơn, Yaris GR rẻ hơn VW Golf R gần 10 nghìn USD.
9. McLaren F1
Và để kết thúc danh sách, một chiếc xe huyền thoại, một tinh túy của nền công nghiệp xe hơi: McLaren F1.
Khi cho ra mắt chiếc xe, Gordon Murray – người tạo ra chiếc McLaren F1 cho rằng sẽ chiếc xe của ông chỉ là bước khởi đầu, với sự phát triển của công nghệ, những kỉ lục sẽ liên tục được phá vỡ. Thế nhưng, những điều mà chiếc McLaren F1 làm nên đã chứng minh điều ngược lại.
Khi chính thức ra mắt, động cơ hút khí tự nhiên V12 của BMW cho ra 627 mã lực – mạnh hơn 14% so với Murray đã giới thiệu ban đầu, tốc độ tối đa công bố cũng ở mức 369.6km/h (được thử nghiệm tại Nardo).
Nghi ngờ về khả năng của McLaren F1 vậy nên vào 31/3/1998 – sáu năm sau khi McLaren F1 ra mắt, McLaren đã yêu cầu Volkswagen cho mượn đường thử Ehra-Lessien để thực nghiệm lại vận tốc của chiếc xe.
Lần này, hãng đã sử dụng loại xăng có chỉ số octane cao hơn, redline của động cơ cũng được nâng từ 7.300v/p lên 8.300v/p. Kết quả, McLaren đã đạt được vận tốc 388.8km/h!
Sau ba thập kỉ ra mắt, McLaren F1 vẫn là chiếc xe hút khí tự nhiên nhanh nhất từng được chế tạo, và vận tốc tối đa thực sự của F1 vẫn là một ẩn số.