1. Động cơ In Hub (Hub Motor): Đây là loại động cơ phổ biến và dễ gặp nhất trên những mẫu xe máy điện hay thậm chí là cả trên xe đạp điện. Motor điện được tích hợp thẳng vào bánh xe trước hoặc sau (đôi khi là cả hai), từ đó dẫn động cho bánh xe đó.
Ưu điểm
– Đây là loại động cơ điện lâu đời nhất trong ngành xe máy điện, nên giá thành tốt, vận hành ổn định dễ dàng thay thế, sửa chữa.
– Êm ái và gần như không phát ra tiếng động khi vận hành.
– Vì động cơ chuyển về sau nên không bị mất nhiều không gian ở phần thân xe, thích hợp cho các thiết kế xe cá nhân nhỏ gọn.
– Do có cấu tạo đặc trưng, các bộ phận quan trọng đều nằm trong vỏ kim loại, nằm tách biệt hoàn toàn nên ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, cùng với đó, chi tiết bị mài mòn nhiều nhất là vòng bi, phốt chống nước. Vậy nên, ngoại trừ trường hợp vào nước từ phốt ngay cốt động cơ, một động cơ In Hub có thể trường tồn với thời gian.
Nhược điểm
– Do thiết kế nên khi nhìn ngang hay thiết kế phần đuôi xe bị “bí” do có một “cục” ở bánh sau.
– Lệch trong tâm xe, nhất là những xe có pin đặt lùi về phía sau sẽ ảnh hưởng đến tổng thể cảm giác lái.
– Động cơ đặt tại bánh nên bánh xe sẽ nặng hơn, từ đó hãng sản xuất phải thiết kế lại hệ thống treo phù hợp. Nếu không, người lái sẽ phải chịu nhiều sự tác động từ mặt đường.
– Tính cá nhân hóa thấp do khó thay mâm, lốp khác nếu muốn. Nếu bánh xe lỡ bị thủng thì việc nhanh nhất chỉ có thế vá bằng cách vá nhanh.
Mid Motor hay Center Motor: Động cơ điện sẽ đặt giữa và truyền lực đến bánh sau thông qua xích hoặc dây đai.
Ưu điểm
– So với động cơ In Hub, Mid Motor chuyển được trọng lượng từ bánh sau lên giữa xe, phần nào phân đổ trọng lượng xe tốt hơn. Trọng tâm xe khi thiết kế gần như tương tự xe xăng, dẫn đến khả năng vận hành ổn định tốt hơn ở tốc độ cao.
– Động cơ Mid Motor thường thiết kế công suất lớn, tốc độ vòng quay tại trục cao.
– Truyền động bằng xích (hoặc qua dây cuaro trực tiếp, qua bộ điều tốc trước) có thể thay đổi tỷ số truyền nhờ việc thay nhông đĩa, từ đó có thể tinh chỉnh phù hợp để di chuyển đa địa hình hay phong cách chạy xe.
– Không có ổ động cơ ở phía bánh sau nên nhìn xe thẩm mỹ hơn, khá giống xe xăng hiện tại (nhất là dòng xe sport).
– Dễ thay, vá lốp khi gặp sự cố.
Nhược điểm
– Khi di chuyển phát ra tiếng ồn hơn.
– Phải lưu ý hơn trong việc bảo dưỡng cũng như chi phí bảo dưỡng đắt hơn (và sẽ đắt hơn nữa nếu dùng truyền động cu roa thay vì dùng xích).
– Động cơ hỏng thì thay thế động cơ phức tạp hơn, các bộ phận truyền động có độ hao mòn nhất định.
– Vì phải thiết kế nhiều bộ phận động cơ nên sẽ nặng hơn xe trang bị động cơ In Hub, có hao phí truyền động khi vận hành nên quãng đường đi sau một lần sạc là ít hơn.
Side Motor: đây là loại động cơ mới và hiện tại, duy nhất chiếc VinFast Vento sử dụng hệ truyền động này ở Việt Nam.
Ưu điểm
– Được VinFast tuyên bố là tối ưu về kích thước vì đặt ở một bên gắp và truyền động vào bánh xe quá bộ điều tốc bánh răng
– Tiếng động cơ và bộ điều tốc khi vận hành gần như không nghe thấy.
– Bánh xe nằm rời động cơ nên xử lý khi gặp sự cố dễ dàng hơn ở bất kỳ đâu.
– Hệ động cơ ít tốn chi phí vận hành hơn động cơ Mid Motor.
– Hệ thống truyền động gần như không có hao phí, nên khả năng đạt được quãng đường đi được như động cơ In Hud.
Nhược điểm
– Phải thay dầu lap đúng hạn. Nếu đi đường ngập phải kiểm tra lại bộ điều tốc thay thế vệ sinh sạch để tránh nước hút vào gây hư hỏng các bánh răng và bạc đạn
– Vì motor đặt 1 bên nên xe có hiện tượng nặng về 1 bên.
– Thiết kế nguyên khối motor cùng với gắp sau nên việc sửa chữa động cơ không dễ dàng hơn Mid Motor là mấy.
Đâu là lựa chọn động cơ phù hợp với bạn?
Dễ dàng thấy, 3 loại động với các chi phí sản xuất, bảo dưỡng của từng loại đã góp phần định hình giá bán của chiếc xe sử dụng động cơ đó. Lấy Vinfast làm ví dụ, những chiếc xe từ Tempest, Impest, Ludo, Evo 200, Klara và Feliz, những chiếc thuộc phân khúc phổ thông đến trung cấp có giá từ hơn 10 triệu đồng đến gần 40 triệu đồng đều sử dụng động cơ In Hub. Vento, chiếc xe cận cao cấp có giá gần 60 triệu sử dụng động cơ Side Motor và cao cấp nhất là chiếc Theon có giá 70 triệu đồng sử dụng động cơ Mid Motor.
Thứ hai, việc chọn loại động cơ nào còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người. Nếu bạn thường xuyên phải đi đường không bằng phẳng, dốc thì Side Motor và In Hub không phải là lựa chọn phù hợp hay nếu bạn muốn sự êm ái tuyệt đối, ít phải bảo trì bảo dưỡng thì Mid Motor lại không phải sự lựa chọn của bạn.