Aston Martin: Hành trình phát triển những chiếc siêu xe với động cơ đặt giữa

Trong hàng thập kỷ qua, tên tuổi của Aston Martin thường gắn liền với những chiếc grand tourer GT cao cấp sử dụng khối động cơ đặt trước truyền thống. Bởi vậy, sự xuất hiện của chiếc hypercar Valkyrie theo sau đó là ra mắt hà

Vốn nổi danh với các mẫu grand tourer sang trọng cỡ lớn tinh tế đầy tinh tế, Aston Martin dường như đã quá thuần thục trong việc chế tạo ra những mẫu siêu xe với động cơ nằm dưới nắp capo truyền thống. Dù những mẫu xe với “trái tim” đặt trước đã từng mang về không ít thành công cho biểu tượng xe sang Anh quốc, việc nghiên cứu và thử sức ở những hướng đi mới vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển của Aston Martin. Có lẽ bởi vậy mà hãng xe Anh quốc vẫn luôn không ngừng tìm cách chế tạo và phát triển các mẫu xe với động cơ đặt giữa dù từng gặp không ít thất bại và khó khăn.

Bên cạnh tân binh nổi bật nhất trong năm qua – Aston Martin Valkyrie, AMR-003 cũng là những mẫu xe chiến lược được hãng dự định hé lộ trong thời gian sắp tới. Phiên bản sản xuất của AMR-003 có thể ra mắt vào năm 2021 với tên gọi chính thức là Valhalla, đây đều là hai mẫu siêu xe mid-engine đáng mong chờ của Aston Martin. Tưởng chừng như một chặng đường mới mẻ nhưng thực chất tham vọng về những chiếc xe với động cơ đặt giữa của hãng vốn đã nhen nhóm từ 40 năm trước.

Bulldog – Mẫu xe đặt động cơ giữa đầu tiên của Aston Martin

Khi nhắc đến dòng xe DB “huyền thoại”, người ta thường nghĩ ngay đến một mẫu grand tourer hai cửa thanh lịch, phù hợp cho những chuyến đi dài với nội thất xa hoa và tiện nghi bậc nhất, và thường một động cơ mạnh mẽ nằm ngay dưới nắp capo.

Không thể phủ nhận DB được biết đến là dòng xe với động cơ đặt trước nổi tiếng nhất của hãng mà cái tên không thể không nhắc đến chính là DBR1, mẫu xe từng dành chiến thắng tại Le Man danh tiếng đồng thời cũng là một trong những chiếc xe sang trọng và ấn tượng bậc nhất thế giới trong thập niên 70.

Trong giai đoạn 1979-1980, khi Aston Martin trở lại tập trung sản xuất các mẫu đua xe thể thao sau thành công với mảng xe thương mại,  lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình, hãng xe Anh Quốc đã muốn làm ra một mẫu xe tương đương DBR1để trở lại đường đua nhưng sử dụng động cơ đặt giữa.

Đó chính là thời điểm Bulldog ra đời. Đây được coi là chiếc xe với động cơ đặt giữa đầu tiên của thương hiệu. Điểm nổi bật của Bulldog nằm ở phong cách đơn giản, vẻ thể thao đậm nét và hết sức hiện đại. Đặc biệt, chiếc xe còn sở hữu cặp cánh gull-wing đầy lôi cuốn.

Khối động V8 tăng áp kép mạnh mẽ có dung tích 5.3L lần đầu được đặt ở phía trước trục sau. Được biết, cỗ máy này sản sinh công suất lên tới 700 mã lực khi tính toán, khi lắp đặt trong thực tế, con số này giảm xuống còn 600 mã lực – dẫu vậy đây vẫn được coi là con số không tưởng ở thời điểm bấy giờ. Bulldog đã từng được xem xét đưa vào sản xuất giới hạn vào năm 1980 nhưng cuối cùng chỉ có một độc bản duy nhất được chế tạo và trưng bày vào năm 1979 vì lý do tài chính.

Có thể coi Bulldog là một cú hích của thương hiệu Anh Quốc trong giai đoạn đầu những năm 80, khi Aston Martin gần như sắp sụp đổ vì các khoản nợ nần và đã bị chính quyền quản thúc để đề phòng rủi ro từ vài năm trước đó.

Ban đầu, dự án Bulldog được biết đến với tên gọi Project K-9.01, được bộ phận kỹ thuật của hãng tại Newport Pagnell phát triển. Mike Loasby là người giám sát phần lớn các vấn đề liên quan kỹ thuật của Bulldog trước khi ông rời Aston Martin để đầu quân cho DeLorean vào năm 1979. Keith Martin là người thay ông đảm nhận vị trí kỹ sư trưởng của dự án dưới sự hỗ trợ đắc lực của Giám đốc điều hành lúc đó Alan Curtis. Chính vị giám đốc này đã nghĩ ra tên gọi Bullbogs lấy ý tưởng từ hãng hàng không Scotland Bulldog. Thiết kế của siêu xe do William Towns đảm nhiệm, ông cũng chính là người đã chắp bút cho chiếc Lagonda, một mẫu sedan hạng sang cỡ lớn được sản xuất trong giai đoạn 1976-1990. Bulldog lúc này sở hữu chiều dài ấn tượng 186 inch với thiết kế gồm năm cụm đèn pha nối liền đặt ngay chính giữa đầu xe.

Tuy có thiết kế có phần lạ lẫm so với những mẫu xe ngà nay nhưng Bulldog tương đồng với những sản phẩm cùng thời lúc bấy giờ. Có điều, Bulldog lại “to xác” hơn hẳn. Nếu như chiều cao chỉ nhỉnh hơn 2,5cm so với Lamborghini Countach LP400 thì chiều dài của nó lại vượt trội tới hơn 58cm. Chính vì vậy, AM đã lựa chọn thiết kế cách cửa gullwing để lấp đầy bề ngang quá lớn của cửa xe. Bởi nếu dùng cửa truyền thống, cánh cửa sẽ chiếm rất nhiều không gian khi được mở ra.

Kích thước to lớn hơn hẳn các đối thủ khiến Bulldog sở hữu nội thất khá thoải mái, xe trang bị  màn hình cảm ứng LED tân tiến tương tự như  Lagonda. Khi lần đầu tiên trình làng thị trường vào ngày 27/3/1980, tại khách sạn Bell tại Aston Clinton, Bulldog là mẫu xe đầu tiên không có gương chiếu hậu bên ngoài vì Aston đã nghĩ ra một camera thu lại hình ảnh phía sau rồi truyền về màn hình trên bảng điều khiển. phía sau với màn hình TV nhỏ được gắn trong bảng điều khiển trung tâm.

Thật khó tin là ở thời điểm lúc bây giờ,  Bulldog đã là mẫu xe được Aston Martin xem xét loại bỏ cặp gương chiếu hậu ở bên ngoài – xu hướng gần đây mới nhen nhóm trên các mẫu xe hiện đại và thay bằng camera nhìn sau truyền hình ảnh về màn hình đặt trên bảng điều khiển trung tâm.

Có thể thấy là Bulldog là mẫu xe thể hiện tầm nhìn vượt trội với nhiều thay đổi mang tính tương lai của Aston Martin.  Không những vậy, Bulldog còn sở hữu các trang bị có nguồn gốc xe đua. Đó là bộ mâm “turbofan” giúp làm mát phanh tốt hơn. Theo giải thích của AM, đây là một trang bị cần thiết bởi tốc độ tối đa của siêu xe này lên tới 381km/h – nhanh hơn cả siêu phẩm One-77 ra mắt sau Bulldog tới 30 năm. Mặc dù vậy, kỷ lục tốc độ mà chiếc xe đạt được chỉ là 309km/h. Trong khi đó, thời gian tăng tốc từ 0-97km/h là khoảng 5 giây.

Aston Martin đã từng tích cực theo đuổi kế hoạch sản xuất phiên bản thương mại của Bulldog giới hạn từ 12 đến 25, nhằm chứng minh  một điều rằng “Aston Martin hoàn toàn có thể chế tạo siêu xe đường trường tuyệt đỉnh”.

Nhưng, vào năm 1981, ông trùm dầu mỏ Victor Gauntlett sau khi tiếp quản Aston Martin đã nhanh chóng gác lại kế hoạch ra mắt phiên bản giới hạn của Bulldog do chi phí sản xuất khổng lồ của dự án này vượt quá khả năng chi trả ở thời điểm ấy.  Cuối cùng chỉ có duy nhất một phiên bản của Bulldog được sản xuất cho mục đích trưng bày. Thật khó hình dung, nếu ở thời điểm ấy, Bulldog có cơ hội trở thành một dòng xe thương mại của Aston Martin thì ngày nay, Ferrari hay McLawren sẽ phải đối mặt với một đối thủ mạnh mẽ cỡ nào. Chiếc xe được bán lại vào năm 1984 cho một thành viên của hoàng gia Trung Đông với mức giá tương đương 868.705 USD. Vào năm 2012, độc bản Bulldog đã xuất hiện trở lại và được chào bán 1,3 triệu đô la và thật lòng mà nói, đây là một mức giá hợp lý cho một trong những di sản độc đáo nhất của Aston Martin.

Nimrod NRA/C2 – Dự án tốn nhiều công sức và tiền bạc

Đến cuối năm 1981, năm Gauntlett tiếp quản Aston Martin mở đường cho nguyên mẫu đầu tiên của xe đua Group C với động cơ nằm giữa, xuất hiện trong  giải đua Dubai GP. Chiếc xe này được đặt tên là Nimrod NRA/C2  – là đứa con tinh thần của Robin Hamilton – một tay đua kiêm nhà phân phối của thương hiệu AM tại Anh.

Hamilton trước đây đã xuất hiện tại Le Mans với những chiếc tourer hoành tráng dựa trên GTP-spec AMV8 do Link chế tạo và vào năm 1980, đã phát triển một nguyên mẫu được cho là tiền thân của những chiếc xe Group C trong tương lai. Nguyên mẫu đó có tên gọi Gipfast D.P.L.M., trang bị khối động cơ V8 5.3L tương tự AMV8 nhưng tỏ ra rất chậm trong giải đua đầu tiên cũng là duy nhất nó tham dự – Silverstone Six Hour năm 1980. Chiếc xe khi đó đã gặp phải một sự cố và không thể hoàn thành chặng đua.

Sau thất bại với dự án xe đua Gipfast D.P.L.M., Hamilton nhận ra rằng anh cần tới sự giúp đỡ từ Aston Martin để có thể tiếp tục hiện thực hóa giấc mơ của mình. Hamilton đã tiếp cận Gauntlett và thể hiện “mong muốn được tham gia vào mảng đua xe thể thao nghiêm túc, đồng thời đưa Aston Martin trở lại con đường hào quang trước đây.” Aston Martin sau đó đã quyết định đã mua 50% cổ phần của công ty mới do Hamilton đứng đầu, đầu tư vào dự án Nimrod và hãng độ động cơ Tickford về để chăm sóc những khối động cơ V-8 5.3L. Và đó cũng chính là khởi đầu của Nimrod NRA/C2.

Nimrod NRA/C2 là một dự án tâm huyết của Aston Martin với động cơ đặt giữa. Mẫu xe có sự đóng góp không chỉ của Aston Martin mà còn có công sức của những kỹ sư trực thuộc công ty của Hamilton cũng như hãng độ máy Tickford.

Không bỏ cuộc sau vô số lần thất bại với các khối động cơ V8 5,3 lít, cuối cùng thì cỗ xe đua của Aston Martin cũng có lần đầu tiên xuất trận tại cuộc đua Silverstone 6 giờ 1982. Nhưng vận rủi vẫn luôn là bạn đồng hành của Aston Martin khi ngôi sao năm ấy trên đường đua lại là… Porsche 956.

Nimrod NRA/C2 chỉ ngậm ngùi về đích thứ 6. Không ngừng nỗ lực, Aston Martin tiếp tục mang hai chiếc Nimrod được mang đến tranh tài tại cuộc đua khắc nghiệt bậc nhất hành tinh Le Mans 24h. Nhưng đó dường như một lần nữa những giải đua năm ấy trở thành sân khấu trình diễn của Porsche.

Dẫu đã bỏ nhiều công sức cho Nimrod nhưng Aston Martin khi đó vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề tồn đọng ở khối động cơ V8. Hamilton cho biết những cỗ máy xe đua V8 của AM không phải là động cơ mạnh mẽ nhất nhưng bù lại ông khẳng định chúng rất đáng tin cậy.

Tuy nhiên, Tickford lại nhanh chóng muốn gia tăng sức mạnh cũng như vòng tua máy mà không thực hiện các bước phát triển cần thiết. Hậu quả nhãn tiền đã tái hiện thêm một lần nữa tại cuộc đua Spa.

Sau nhiều nỗ lực không thành, Gauntlett tuyên bố sẽ ngừng rót vốn cho dự án Nimrod. Sau thất bại này, Hamilton đã tới Mỹ tham gia một mùa giải IMSA GT. Cũng trong thời gian đó, ông cũng tiến hành phát triển biến thể NRA/C3 với bộ khung bằng sợi carbon.

Thậm chí, chiếc xe này đã được thử nghiệm nhưng một lần nữa vì khó khăn tài chính nên nó đã không được “ra lò”. Ngoài ra, một thành viên trong dự án cũ cũng tự ý phát triển phiên bản nâng cấp của Nimrod NRA/C2 với tên gọi NRA/C2B. Nhưng một lần nữa, sự cố ở động cơ và cả hộp số đã khiến Nimrod trở thành mẫu xe được đầu tư nhiều cả về tâm huyết và tài chính nhưng không thể thành công.

6 năm sau khi Hamilton nói lời từ biệt, Aston Martin chính thức quay trở lại với các cuộc đua thử thách sức bền kéo dài nhiều giờ (endurance racing) dưới sự hỗ trợ của đội đua Ecurie Ecosse, Scotland. Điều hành dự án là Proteus Technology (Protech) với giám đốc quản lý là Richard Williams – người đứng sau C2B. Trong khi đó, người đứng đầu Protech là Ray Mallock, một cựu tay đua của đội Viscount Downe Nimrod kiêm cổ đông tại Ecurie Ecosse. Chiếc xe được đặt tên là AMR1, sở hữu khung gầm liền khối monocoque được chế tạo từ carbon và kevlar.

AMR1 trang bị động cơ RDP87 V8 6,0 lít hút khí tự nhiên do Reaves Callaway phát triển. Trong năm 1989, chiếc xe góp mặt trong các cuộc đua như World Sports Prototype Championship (WSPC) và Le Mans 24 giờ. Tuy không thể hiện được sức mạnh và tốc độ nhưng ít nhất thì AMR1 đã cho thấy độ tin cậy và khả năng cải thiện đáng kể, đặc biệt là tại Le Mans. Khi đó, chiếc xe đã cán đích ở vị trí thứ 11 trong khi ngôi vị dẫn đầu thuộc về một chiếc Mercedes-Sauber C9.

Thành tích tốt nhất của AMR1 là tại Brands Hatch (chặng đua thứ 4 của mùa giải WSPC) với vị trí thứ 4 chung cuộc. Tuy nhiên, đó cũng là năm cuối cùng AMR1 xuất hiện trên đường đua. Bởi FIA đã đưa ra quy định mới cho Group C, trong đó động cơ của những chiếc xe tham gia tranh tài phải có dung tích 3,5 lít kể từ mùa giải 1991. Đáng tiếc là các vấn đề liên quan tới kinh phí đã không cho phép Proteus phát triển loại động cơ mới. Vì vậy, công ty chính thức giải thể ngay từ tháng 2/1990.

Những ý tưởng về động cơ đặt giữa chưa bao giờ dừng lại

Aston Martin có ý định thay thế chiếc Vantage trong thập niên 90. Cái tên đầu tiên được xem xét lựa chọn là DB7 V12 Vantage. Tuy nhiên, một mẫu xe hoàn toàn mới mang mã hiệu AM305 cũng nằm trong diện được cân nhắc. Điểm đặc biệt của AM305 chính là việc các kỹ sư của hãng chuyển sang cấu hình động cơ đặt giữa. Thế nhưng, CEO khi đó của Aston Martin là Ulrich Bez lại không tán thành phương án này và chiếc xe vẫn gắn bó với phong cách truyền thống. Đó chính là 2005 V8 Vantage.

Ba năm sau ngày V8 Vantage trình làng, hãng xe Anh Quốc tiếp tục quay trở lại với những chiếc xe đua mid-engine. Được coi là thế hệ mới tiếp nối thành công của DBR1, “át chủ bài” của Aston Martin lần này mang tên gọi DBR1-2 phát triển từ hệ thống khung gầm B09/60 của chiếc xe đua DBR9 GT1. Hệ thống khung gầm này một lần nữa là tác phẩm của Lola Cars – hãng đã từng thiết kế khung gầm cho Nimrod NRA/C2. Với khối động cơ V12 mạnh mẽ, DBR1-2 đã trở thành chiếc xe đua LMP1 sử dụng động cơ xăng nhanh nhất vào năm 2009.

Cuối cùng sau những thất bại trong quá khứ và nỗ lực không ngừng nghỉ trên đường đua, DBR1-2 đã trở thành mẫu xe với động cơ đặt giữa đầu tiên giành danh hiệu tại một giải đua về cho Aston Martin tại cuộc đua Catalunya 1000km và về thứ 4 tại Le Mans sau một thời gian dài không. Sau những thành công ban đầu, DBR1-2 vẫn tiếp tục chinh chiến tại các đấu trường tốc độ cho đến cuối năm 2011, thời điểm mà AM quyết định dừng chương trình P1 để tập trung vào thể thức GTE (Grand Tourer Endurance). Aston Martin tiếp tục vận động DBR1-2 vào năm 2010 khi một lần nữa, nó tỏ ra nhanh chóng và ghi được một số kết thúc bục vinh quang.

Sau sai lầm của AMR1 tại Le Mans, nhóm nghiên cứu đã quay trở lại với DBR1-2, mẫu xe tiếp tục chinh phục các giải đua trên thế giới cho đến cuối năm 2011 khi Aston Martin quyết định dừng chương trình P1 của mình và tập trung vào phía GTE.

Ý nghĩ về một chiếc Aston Martin với vận tốc 300 km/h khiến nhiều người không khỏi bất giờ và háo hức chờ đợi đến năm 2013 khi mẫu xe chính thức đi vào sản xuất.

Cũng vào thời gian này, một hãng chuyên chế tạo vỏ thân xe đến từ Đan Mạch là HBH đã trình làng một bản thiết kế Bulldog GT hoàn toàn mới với thiết kế bắt mắt- siêu xe này dựa trên nền tảng của V12 Vantage và trang bị động cơ V12 cho công suất 666 mã lực và 743Nm mô-men. Theo tuyên bố của nhà sản xuất, Bulldog GT có thể tăng tốc từ 0-97km/h trong vòng 3,9 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 300km/h.

Vào năm 2014, Aston Martin góp mặt trong trò chơi đua xe nổi tiếng Gran Turismo và tiết lộ nguyên mẫu DP-100 Vision Gran Turismo tại Goodwood Festival of Speed nhân dịp kỷ niệm 101 năm ngày thành lập. Vốn chỉ là một phiên bản concept nhưng mẫu xe mang trong mình tinh thần thể thao và tốc độ của Aston Martin. Thiết kế cực kỳ hầm hố và đậm chất ‘phim ảnh’. Trong trò chơi do Sony phát hành, DP-100 mạnh tới 800 mã lực với trái tim là cỗ máy V12.

Chắc chắn Aston Martin sẽ vẫn trung thành với những chiếc GT đã làm nên bản sắc của thương hiệu . Tuy nhiên, chúng sẽ không còn giữ vị thế độc tôn như trước. Tại sự kiện Geneva vừa diễn ra, Andy Palmer cùng đội ngũ nhân viên của mình đã tỏ ra cực kỳ nghiêm túc với loạt model mới. Nếu như siêu phẩm Valkyrie chuẩn bị được giới thiệu với hai phiên bản đường phố và đường đua AMR Pro thì AMR-003 cũng sẽ được hé lộ trong thời gian sắp tới. Phiên bản sản xuất của AMR-003 có thể ra mắt vào năm 2021 với tên gọi chính thức là Valhalla.

 
Bình luận