Những 'rào cản' của xe điện tại Việt Nam

Hiện nay, người tiêu dùng Việt dần có những góc nhìn cởi mở hơn về xe điện. Đáng chú ý, các phương tiện thuần điện ở thị trường trong nước đang chứng minh khả năng vận hành tin cậy. Tuy nhiên, kết quả mới nhất của mộ

Hạn chế về hạ tầng

Thúc đẩy di chuyển bền vững ở Việt Nam đòi hỏi một hạ tầng tương ứng, bao gồm nguồn cung cấp điện, các trạm sạc, pin và quy trình xử lý pin. Đáng chú ý, nhà sản xuất VinFast đã lắp đặt 150.000 cổng sạc với khoảng 3.000 trạm sạc tại các vị trí như chung cư bãi đỗ xe, trạm dừng chân và cả trạm xăng dầu.

Các trạm sạc của VinFast được xây dựng với nhiều mức công suất khác nhau, bao gồm trạm sạc thông thường 11kW, trạm sạc nhanh 30kW và 60kW, trạm sạc siêu nhanh 250kW và trạm sạc cho xe máy điện 1.2kW.

Trong khi đó, các đơn vị phát triển hệ thống sạc xe điện thông minh như EBOOST và Charge+ cũng triển khai lắp đặt các trạm sạc trên khắp Việt Nam nhằm thúc đẩy việc sử dụng xe điện rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, thông qua khảo sát của nhóm nghiên cứu của Vero với người dùng Việt Nam tại các thành phố lớn trong đầu năm 2023, hạn chế về hạ tầng trạm sạc vẫn còn là thách thức lớn khiến người tiêu dùng e ngại chuyển sang sử dụng ô tô điện. Gần 90% người dùng không chọn mua xe điện là vì họ cho rằng thiếu hụt hệ thống trạm sạc sẽ ảnh hưởng quá trình sử dụng xe điện, nhất là khi đi xe đường dài.

Như vậy, việc phân bố đồng đều các trạm sạc với nguồn điện ổn định để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dùng xe điện là vấn đề mà các nhà sản xuất xe điện cần tiếp tục đẩy mạnh.

Người dùng chưa tiếp cận với xe điện thường xuyên

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Do đó, người tiêu dùng vẫn còn e ngại nhiều về tính năng của xe điện so với xe xăng truyền thống. Nhiều người tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ vẫn còn thiếu kiến thức tổng thể về xe điện bao gồm các tính năng công nghệ lẫn tính năng an toàn. Thực tế, có đến 63% người tham gia khảo sát cho biết họ chưa từng đi hoặc lái một chiếc ô tô điện.

Đồng thời, trong cuộc khảo sát được thực hiện với 30 người về ý định mua ô tô điện, hơn một nửa cho biết họ chưa sở hữu EV vì không cảm thấy quen thuộc, trong khi 72% người tham gia khảo sát không biết phân biệt xe điện và xe xăng.

Vì vậy, các thương hiệu xe điện nên ưu tiên định hướng cho người dùng Việt Nam nhằm rút ngắn sự thiếu hụt thông tin, phá vỡ những lầm tưởng và thông tin sai lệch về xe điện.

Thực tế, một số hãng taxi hiện nay đang triển khai sử dụng xe điện để phục khách hàng với giá thành phù hợp. Điều đó giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về EV.

Xe điện khó thuyết phục người dùng trẻ

Người Việt trong khoảng 18-34 tuổi là nhóm khách hàng có lượng người nhận định xe điện sẽ trở thành phương tiện thân thiện với môi trường nhiều hơn các nhóm khác. Tuy nhiên, những người tiêu dùng trẻ này lại ít có xu hướng sở hữu một chiếc xe điện cho riêng mình.

Đáng chú ý, người ở độ tuổi trên hiện chiếm hơn một nửa dân số Việt Nam. Dự kiến đến năm 2030, nhóm người này sẽ đóng góp khoảng 40% vào tổng lượng tiêu thụ của Việt Nam.

Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu chỉ ra hai lí do khiến giới trẻ chưa "mặn mà" mua EV. Trước hết, sự phủ sóng rộng rãi của các hãng taxi công nghệ khiến nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân có thể giảm sút.

Cùng với đó, trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay, chi phí sở hữu và bảo dưỡng một chiếc ô tô (bao gồm xe xăng và điện) cao hơn rất nhiều thu nhập của người từ 18 tuổi đến 34 tuổi tại Việt Nam. Hơn hết, nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi này thích trải nghiệm hơn là sở hữu. Đây cũng là lí do vì sao họ thích thuê một chiếc ô tô, chọn dùng ứng dụng đặt xe taxi hơn là sở hữu một chiếc xe riêng.

Có thể ở thời điểm hiện tại, người tiêu dùng trẻ tuổi chưa thực sự quan tâm đến việc sở hữu xe điện. Nhưng đây là thế hệ đại diện cho tệp khách hàng tiềm năng trong tương lai. Do đó, các thương hiệu xe điện cần liên tục tương tác và giao tiếp với họ để thiết lập các mối quan hệ lâu dài và khuyến khích việc chuyển sang sử dụng xe điện trong tương lai.

Mối lo về an toàn cháy nổ

Pin lithium trên xe điện sẽ rất khó dập lửa bằng các loại bình cứu hỏa phổ biến trên thị trường Việt Nam. Nguyên nhân bởi khi cháy, bộ phận này không cần oxy mà bắt nguồn từ các phản ứng hóa học bên trong viên pin. 

Đồng thời, pin lithium khi cháy rất nóng, nhiệt độ lên đến 600-700 độ C. Do đó, nếu sử dụng nước để dập lửa thì nhiệt độ cao sẽ tạo nên hydro và gây nổ.

Trên thực tế, có một vài loại bình chữa cháy gốc nước dùng công nghệ bọc phân tử mới có thể làm giảm thật nhanh nhiệt độ để dập tắt đám cháy pin lithium. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa phổ biến và giá bán cao hơn các loại bình chữa cháy thông dụng khoảng 2-3 lần.

Bình luận