Facelift hay nâng cấp giữa dòng đời là điều mà bất cứ hãng xe nào cũng sẽ làm với những sản phẩm của họ. Trung bình, mỗi thế hệ của một mẫu xe có tuổi đời từ 6-8 năm, và nếu duy trì duy nhất một thiết kế trong suốt khoảng thời gian dài đó, chắc chắn doanh số của mẫu xe sẽ đi "đi lùi". Vậy nên, thông thường sau khoảng từ 3-4 năm, hãng xe sẽ ra mắt một phiên bản nâng cấp giữa dòng đời. Dù cho những nâng cấp có thể không đáng kể, nhưng cũng sẽ góp phần làm cho chiếc xe trở nên hợp thời, mới mẻ hơn để "lôi kéo" thêm khách hàng.
Tuy nhiên, không phải mẫu xe nào cũng "may mắn" như vậy. Những fan của Ferrari có lẽ không quên được chiếc Ferrari 512 M thay thế cho chiếc 512 TR được cho là "xấu đau đớn". Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những chiếc xe ra mắt từ năm 2000 trở lại đây.
Năm 2019, một trong những mẫu xe cơ bắp biểu tượng của Mỹ - Chevrolet Camaro ra mắt phiên bản facelift (ảnh dưới) và được đón nhận "nồng nhiệt" đến mức, hãng xe Mỹ đã phải gấp rút ra mắt một phiên bản khác ngay chỉ sau 1 năm. Nếu nhìn hình ảnh mặt ca lăng ở phiên bản 2016 (ảnh trên) và phiên bản 2019, chúng ta cũng có thể hiểu phần nào vì sao khách hàng lại đón nhận "nồng nhiệt" đến vậy.
Skoda Yeti sau facelift đã mất đi một phần đặc điểm khi mất đi bộ đèn pha phụ hình tròn.
Năm 2002, Honda ra mắt phiên bản nâng cấp giữa dòng đời cho chiếc xe được đánh giá là thành công nhất của họ - Honda NSX. Thế hệ NSX trước đó sở hữu cụm đèn nâng hạ có phần "lỗi thời", nhưng nhiều người tiêu dùng ước rằng Honda giữ nguyên cụm đèn đó thay vì sử dụng thiết kế đèn thông thường.
Fiat Multipla chắc chắn đã đỡ xấu hơn sau khi được nâng cấp, nhưng kể cả như vậy, phiên bản facelift của chiếc xe này vẫn nhàm chán, thậm chí còn tệ hơn.
Cuối cùng là chiếc BMW X7. Những năm gần đây, việc lưới tản nhiệt ngày càng nở to ra khiến cho nhiều người hâm mộ BMW cảm thấy "khó chịu", thì với chiếc BMW X7 facelift, cụm đèn định vị ban ngày đã được thiết kế tách rời với đèn chiếu sáng chính khiến cho phần mặt tiền của X7 đã không còn "ngầu" như trước.