Cụ thể, tại phần quy định về Khái niệm chung, định nghĩa về dòng xe được thay đổi như sau:
Như vậy, theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, các dòng xe bán tải, xe van có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải và tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Đối với dòng xe bán tải (xe pick-up), quy định này sẽ gây khó khăn cho lực lượng cảnh sát giao thông trong việc phát hiện, phân loại đâu là xe tải, đâu là xe con để thực hiện các quy định của pháp luật. Trên thực tế, cùng một dòng xe, cùng một chủng loại hoàn toàn không khác biệt về kiểu dáng bên ngoài nhưng có xe lại là xe con, có xe lại là xe tải.
Ví dụ, với mẫu Ford Ranger, phiên bản XLS nhập khẩu từ Thái Lan, được sản xuất năm 2015 thì khối lượng hàng chuyên chở cho phép là 957 kg (kích thước thùng xe 1.450 x 1.410 x 950mm), nhưng phiên bản sản xuất năm 2016 lại có khối lượng chuyên chở cho phép là 827 kg (kích thước thùng xe là 1.490 x 1.510 x 1.000mm). Thậm chí, phiên bản Ford Ranger XLS 2013 còn có khối lượng chuyên chở cho phép là 991 kg.
Đối với các loại xe van cỡ nhỏ, như KIA Morning, Chevrolet Spark, hay lớn hơn như Hyundai Grand Starex (3 chỗ hoặc 6 chỗ), hầu hết có tải trọng cho phép dưới 950 kg, nên vẫn sẽ được coi là xe con, không bị cấm vào đô thị. Quy định mới này tới đây sẽ trở thành ưu thế bất ngờ đối với các dòng xe tải bé của Suzuki như Carry, Window Van, Blind…
Trong khi đó, phân khúc xe tải nhẹ 1,25 tấn, hàng loạt cái tên sẽ không còn được ưu ái như quy chuẩn hiện tại khi chính thức bị cấm vào đô thị (theo giờ), trong số này có JAC (1,29 và 1,49 tấn), Thaco KIA, Hyundai Porter hay VEAM VPT950… Tất cả các dòng xe này sẽ không còn được lưu hành “tự do” như xe con trong các khu đô thị lớn.