Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ trì hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Giao thông Đường bộ (GTĐB) 2008 gửi các bộ, ngành liên quan đế lấy ý kiến góp ý.
Dự thảo luật lần này có 6 chương, 102 điều và phạm vi điều chỉnh, với các quy định về; Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Phương tiện giao thông đường bộ, Vận tải đường bộ và Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
So với lần trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, dự thảo lần này vẫn theo hướng tách Luật Giao Thông Đường bộ 2008 thành hai bộ luật. Chuyển nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) sang luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ – TTATGT (do Bộ công an soạn thảo). Bộ GTVT cho rằng việc này nhằm đảm bảo phù hợp với mục đích, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội việc chỉnh lý các dự án luật.
Tuy nhiên, so với dự thảo Luật GTĐB mới đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tháng 10/2020 mà đa số đại biểu Quốc hội đã không đồng ý phương án tách làm 2 luật (do không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về giao thông), điểm mới của dự thảo sửa Luật GTĐB của Bộ Giao Thông Vận Tải lần này là việc đổi tên thành Luật Đường bộ.
Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo, đề xuất quy định mới về giấy phép lái xe (GPLX). Theo đó, Bộ Công an chia GPLX thành 17 hạng khác nhau thay vì 13 hạng như hiện nay, gồm A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.
Từ năm 1995, việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX đã được chuyển từ bộ Công An sang Bộ GTVT, đến nay nếu chuyển lại nội dung quản lý nhà nước này cho Bộ Công an, nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng cần phải đánh giá, làm rõ “thực tế thời gian vừa việc triển khai đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ năm 1995 tới nay có gì bất cập, còn hạn chế nào chưa thực hiện được cũng như việc đã phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội hay chưa? Từ đó để chuyển cơ quan quản lý mới để thực hiện tốt hơn, không gây tác động xấu tới người dân và các tổ chức xã hội…”.
x
Từ tháng 8/2021, Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT đã chính thức áp dụng Bộ 600 câu hỏi để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ bao gồm 166 câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ; 26 câu về nghiệp vụ vận tải; 21 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; 56 câu về kỹ thuật lái xe; 35 câu về cấu tạo và sửa chữa; 182 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ; 114 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
nguồn: VnMedia