Nhắc đến Takata, người dùng xe ô tô sẽ nghĩ ngay đến các chiến dịch triệu hồi quy mô lớn liên quan đến nguy cơ mất an toàn từ túi khí do Takata, tập đoàn sản xuất phụ kiện an toàn lớn của Nhật Bản. Mới đây, nhà sản xuất linh kiện an toàn ôtô của Mỹ Joyson Safety Systems (JSS), đã thông báo rằng đã tìm thấy bằng chứng về 1.000 trường hợp dữ liệu bị làm giả trong các cuộc kiểm tra dây an toàn tại hai nhà máy của Takata trước, hiện do JSS tiếp quản. Trước đó, sau khi phá sản vì bê bối túi khí, Takata được Key Safety Systems, một công ty có trụ sở tại Mỹ nhưng thuộc sở hữu của Trung Quốc. Key Safety Systems sau đó đổi tên thành Joyson Safety Systems, để cùng hệ thống tên với hãng mẹ Joyson Electrics, có trụ sở tại Ninh Ba, Trung Quốc.
Joyson đã mở một cuộc điều tra dữ liệu thử nghiệm tại các nhà máy Takata trước đây ở Nhật Bản và Philippines vào tháng 10/2020. Kết quả điều tra cho thấy dữ liệu thử nghiệm về dây đai được sử dụng cho dây an toàn và ghế an toàn cho trẻ em đã bị làm giả để đáp ứng các tiêu chuẩn khách hàng cũng như pháp lý. Joyson đã đệ trình một báo cáo về cuộc điều tra của mình cho Bộ giao thông vận tải Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo Joyson, cuộc tái điều tra không tìm thấy vấn đề an toàn nào nên không có kế hoạch triệu hồi từ 12 hãng xe sử dụng dây an toàn của Takata.
Vào tháng 10 năm ngoái, khi cuộc điều tra được bắt đầu, Joyson làm rõ rằng tất cả các kết quả đã được nghiên cứu đều xảy ra trước khi công ty tiếp quản các nhà máy. Các báo cáo vào thời điểm đó cho rằng 9 triệu dây an toàn có thể liên quan đến cuộc điều tra.
Takata đệ đơn phá sản năm 2017 do kết quả của việc triệu hồi xe lớn nhất mọi thời đại. Bắt đầu từ năm 2013, các vụ triệu hồi liên quan đến túi khí của công ty đã ảnh hưởng đến hàng chục triệu xe và những trường hợp tử vong liên quan đến lỗi này vẫn được báo cáo.
Joyson đã thực hiện quy trình mới tại nhà máy vào tháng 3, áp dụng hệ thống điện tử để ngăn chặn dữ liệu bị làm giả. Joyson cũng cho biết đang làm việc để mở rộng nguồn nhân lực cho quản lý chất lượng.