Monza được coi là “Thánh đường tốc độ” và vòng phân hạng thứ ba (Q3) của Giải đua Công thức 1 (F1) tại đây là một lượt chạy” điên rồ” khi các tay đua cố gắng để outsmart đối phương nhưng rồi lại outsmart chính bản thân họ.
Một ngày thứ 7 với rất nhiều sự kiện đáng chú ý và nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đã kết thúc theo một kịch bản có 1-0-2 trong lịch sử F1 thế giới.
Chỉ hai tay đua là Carlos Sanz và Charles Leclerc kịp chạy hotlap lần 2, 7 tay đua còn lại đều trở thành nạn nhân trong sự toan tính của mình và chấp nhận thành tích phân hạng ở lượt chạy đầu tiên. Như vậy, “ngựa chiến” nươc Ý năm thứ 2 giành pole vào hy vọng sẽ có chiến thắng sân nhà đầu tiên sau 9 năm chờ đợi.
Về mặt chiến thuật, việc áp dụng chiêu bài slipstream hay núp gió là điều không còn xa lạ ở các môn thể thao tốc độ. Núp gió là khi tay đua phía sau tận dụng sự cản gió từ tay đua phía trước để có thể đạt vận tốc cao hơn trên đoạn thẳng. Đây còn được gọi là towing của tay đua phía trước đối với tay đua phía sau.
Monza là chặng đua mà ở đó slipstream hay towing có kết quả lớn hơn so với bất kỳ đâu bởi Monza có rất nhiều đoạn thẳng dài. Điều này dẫn đến một thực tế là các đội tận dụng chiến thuật towing một cách tối đa tại đường đua này khi họ sắp xếp để hay tay đua của mình chạy gần nhau.
Tuy nhiên khoảng cách giữa hai tay đua phải ở mức nhất định, không gần quá và cũng không quá xa. Quá gần thì tay đua phía sau sẽ tiến quá xát tay đua phía trên và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ vào cua như ở Curve di Lesmo hay Variante Ascali. Quá xa thì hiệu quả của towing lại không còn.
Tại Q3 diễn ra ngày (7/9) cảnh tượng khôi hài đã diễn ra. Tất cả các xe đều đợi đến phút cuối cùng mới chạy với hy vọng mình sẽ là người xuất phát cuối cùng. Thế rồi hai tay đua của Mercedes lại nằm trong số những người ra trước, trước cả hai tay đua của Ferrari nhưng họ đã áp dụng chiến thuật như đã từng chơi ở Baku. Họ nép sang phải đường Pit Exit và đợi. Bằng cách này tất cả các tay đua ra sau họ buộc lòng phải vượt.
Hulk khi nhận ra mình chạy đầu đã quyết định thẳng qua lối thoát hiển ở turn 1 với hy vọng sẽ được tụt lại phía sau nhưng gặp ngay Stroll cũng khôn khéo không kém khi cố tình đi chậm lại và “lịch sự” trả lại đường cho Nico…
Không ai muốn là người cầm cờ cả bởi không ai muốn mình tạo lợi thế cho người khác. Họ quá mải mê với những toan tính của mình mà quên rằng đồng hồ thì đang điểm và họ không còn nhiều thời gian để vượt qua Start Line trước khi đèn đỏ bật lên. Và chỉ khi tới gần khúc Parabolica các tay đua có lẽ mới nhận thức được chuyện gì đang diễn ra. Họ tăng tốc trong vô vọng bởi 7 trong số 9 tay đua không qua được Start Line trước đèn.
Xét về lý, rất khó để kết tội tay đua nào và phạt họ với cái án có thể ảnh hưởng tới kết quả phân hạng bởi tình huống ở Q3 này khác với tình huống ở giải đua F3 diến ra ngay trước đó khi có tới 17 trên tổng số 30 tay đua bị phạt. Tình huống ở giải F3 các tay đua bị phạt do lỗi giảm tốc độ đột ngột gây nguy hiểm trong khi ở tình huống Q3 trong giải F1 các tay đua đang thực hiện out lap và vận tốc không nhanh.
Tuy rằng không một án phạt nào đã được đưa ra và chỉ vài tay đua nhận hình thức cảnh xáo từ Steward, rõ ràng Q3 tại chặng Monza đã đặt FIA vào tình thế cần phải xem xét lại quy định về chạy phân hạng để tránh tình huống nự cười này xảy ra lần nữa.
Ở góc độ hình ảnh thì ít ra chúng ta cũng có được một tấm hình có vẻ như một tình huống close racing mà chúng ta vốn ít được thấy lâu nay!