Điểm khác biệt giữa Polestar và Volvo

Dưới đây là những thông tin cụ thể giúp cộng đồng có thể phân biệt giữa Polesta, thương hiệu có quan hệ mật thiết với nhà sản xuất Volvo. 

Năm 2010, nhằm định hướng phát triển mở rộng ra thị trường quốc tế, Geely Holding Group đã mua lại hãng Volvo Cars từ Ford. Năm 2015, Volvo mua lại Polestar Performance - đối tác chuyên nâng cấp các sản phẩm xe Volvo giống như AMG chuyên "độ" xe Mercedes-Benz, bắt đầu sản xuất các xe Volvo đi kèm cái tên Polestar.

Năm 2018, Polestar được định hướng chuyên về sản xuất ô tô điện với sản phẩm đầu tiên mang tên Polestar 1. Geely tập trung sản xuất Polestar với công nghệ về dây chuyền vận hành tại nhà máy ở thành phố Thái Châu, nơi cũng đang có dây chuyền sản xuất xe điện Volvo.

Một triết lý độc đáo

Ý tưởng ban đầu của Polestar là tạo ra một thương hiệu xe hơi chuyên dụng để cạnh tranh trong thị trường xe điện mới nổi. Mẫu xe đầu tiên mang tên Polestar 1, một chiếc coupe hạng sang plug-in hybrid cỡ lớn. Sau đó, hãng tiếp tục trình làng Polestar 2, đối thủ trực tiếp của Tesla Model 3.

Từ năm 2020, khi những chiếc xe đầu tiên được cung cấp đến tháng 5 năm 2023, Polestar đã bán được khoảng 110.000 xe trên toàn thế giới. Đây là một con số khá tốt cho một thương hiệu mới trong phân khúc cao cấp. Ví dụ, để so sánh, DS Automobiles, thương hiệu độc lập cao cấp của Citroen kể từ năm 2014 đã bán được 179.000 chiếc trong cùng kỳ.

Polestar tạo nên những chiếc xe Volvo tốt hơn?

Sự nhầm lẫn giữa vị trí của Polestar và Volvo bắt đầu khi Volvo tung ra mẫu xe tự lái chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên, sản phẩm Volvo C40.

Chiếc SUV coupe cỡ nhỏ nhắc nhở công chúng rằng Volvo cũng có kế hoạch sản xuất xe điện cao cấp, điều này đã dẫn đến câu hỏi liệu hai thương hiệu có thể khác biệt đến mức nào trong tương lai với mục tiêu giống nhau.

Polestar sau đó cũng giới thiệu Polestar 3 trong khoảng thời gian Volvo tiết lộ EX90 mới, "người thừa kế" của XC90. Cả hai chiếc xe này đều là những chiếc SUV điện cao cấp cỡ lớn, nhưng sự khác biệt nằm ở triết lý sản xuất. 

Thật vậy, sự tồn tại của Polestar dựa trên ba yếu tố cốt lõi cơ bản bao gồm thiết kế, đổi mới và tính bền vững. Polestar muốn sản xuất một chiếc ô tô thân thiện với khí hậu vào năm 2030, một ý tưởng không mấy khác biệt so với các giá trị và mục tiêu của Volvo. Vì vậy, cụ thể, sự khác biệt của họ sẽ là gì?

Theo quan điểm của tạp chí ô tô Motor1, Polestar là một phần mở rộng của xe Volvo với cách tiếp cận độc quyền hơn. Polestar đại diện cho công nghệ xe điện hiện đại nhất của tập đoàn Geely, có nghĩa là nó chỉ hơn Volvo một bậc. 

Khi xu hướng hiện tại là làn sóng mới nổi bởi sự linh hoạt công ty khởi nghiệp, thì Polestar đóng chính xác vai trò đó trong thị trường xe hơi cao cấp. Tesla là tiêu chuẩn, nhưng thật khó để cạnh tranh với một thương hiệu lâu đời như Volvo, được biết đến rộng rãi với những chiếc xe động cơ đốt trong. Bằng cách tạo ra một thương hiệu mới, Geely đã đảm bảo rằng Polestar tham gia vào cuộc đua xe điện một cách trung lập và tốt hơn.

Volvo cũng sẽ trở thành thương hiệu chỉ sản xuất xe điện

Volvo và Polestar hiện đều có các sản phẩm riêng biệt, và giá xe cũng chênh lệch đáng kể. 

Sự chuyển đổi từ đốt cháy sang năng lượng điện đã khuyến khích các nhà sản xuất ô tô tạo ra các thương hiệu hoặc thương hiệu phụ có thể định vị tốt hơn trong kỷ nguyên mới. Đây là lý do tại sao, ví dụ, BMW đã tạo ra thương hiệu phụ "i" và Mercedes đã phát minh ra họ "EQ".

Nhưng sớm hay muộn quá trình chuyển đổi sẽ hoàn tất và khi hầu như chỉ có xe điện, các nhà sản xuất sẽ phải cố gắng tránh bất kỳ sự dư thừa tiềm ẩn nào giữa các thương hiệu này. Mục tiêu của Geely và Volvo Cars là định vị Polestar như một giải pháp thay thế thực sự mà không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Volvo.

Chỉ có thời gian và cách công chúng phản ứng với các mẫu Polestar sắp ra mắt mới trả lời được. Hiện tại, cả hai thương hiệu có thể dễ dàng cùng tồn tại.

Bình luận