Cách hạn chế dung dịch sát khuẩn ngừa Covid-19 gây hại nội thất ô tô

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn đã trở thành thói quen tốt của nhiều người, nhưng cần lưu ý hóa chất trong đó có thể gây hại cho nhựa, da… trong nội thất những ch

Theo kết quả nghiên cứu của Ford, các hóa chất trong dung dịch sát khuẩn có thể phản ứng với các bề mặt trong xe, khiến chúng xuống cấp nhanh hơn, nếu không có các lớp bảo vệ đặc biệt. Vì vậy, một số sản phẩm tưởng chừng như vô hại nhất vẫn có thể gây ra ảnh hưởng xấu khi tiếp xúc thường xuyên với các bề mặt nội thất.

Sau khi xịt khử khuẩn, người dùng nên chờ hóa chất khô hẳn trước khi tiếp xúc với bề mặt nội thất xe để hạn chế những tác hại ngoài ý muốn.

Ngoài dung dịch sát khuẩn, nhiều đánh giá khác cũng từng chỉ ra rằng, kem chống nắng và thuốc xịt côn trùng cũng có thể phá hỏng bề mặt nội thất. Cụ thể, Diethyltoluamide (DEET) – chất chuyên để xua đuổi ruồi muỗi – sẽ khiến bề mặt nội thất xuống cấp nhanh chóng. Tương tự, các kem chống nắng với khả năng bảo vệ cao thường chứa lượng lớn ô xít titanium, là chất sẽ phản ứng với nhựa plastic và dầu gốc tự nhiên trong các lớp da của nội thất xe.

Để đối phó tình trạng này, từ lâu nhiều nhà sản xuất đã chủ động phát triển và ứng dụng các lớp phủ nhằm bảo vệ các chi tiết nội thất khỏi một số loại hóa chất phổ biến, nhưng sự thay đổi thường xuyên trong thói quen của người dùng khiến vẫn khiến rủi ro xảy ra. Trong đó, sự gia tăng đột biến của các sản phẩm dung dịch sát khuẩn – đôi khi chứa tới 80% cồn ethanol – do Covid-19 trong vài tháng qua là điều không một hãng xe nào có thể ngờ tới.

Để khắc phục trước mắt, người dùng nếu sở hữu xe đắt tiền với nội thất xa xỉ hoặc là tài xế dịch vụ với thời gian làm việc trong khoang lái kéo dài nên xem xét việc đeo găng tay khi điều khiển phương tiện – ít nhất là trong giai đoạn cao điểm của Covid-19. Ngoài ra, việc sử dụng các phụ kiện bảo vệ chi tiết nội thất cũng có thể được cân nhắc.

Vệ sinh nội thất thường xuyên sẽ giúp giảm tác hại do các hóa chất gây ra.

Một trong những biện pháp hạn chế tác hại của hóa chất là tổng vệ sinh nội thất một cách thường xuyên hơn. Khi thực hiện thao tác này, người dùng nên chú trọng lau chùi những khu vực tài xế và hành khách thường xuyên tiếp xúc như vô lăng, các tay cầm, các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng, bộ điều chỉnh ghế… Lưu ý một phụ kiện thường xuyên bị bỏ quên không làm sạch là dây đai an toàn, vốn thường vắt chéo qua thân nên rất dễ bị bám khuẩn khi người ngồi trên xe ho hoặc hắt hơi.

Trong thời gian nhạy cảm về dịch bệnh, mục tiêu an toàn phòng dịch nên được đặt lên cao nhất.

Các chuyên gia cũng lưu ý, trong thời gian nhạy cảm về dịch bệnh, mục tiêu an toàn phòng dịch nên được đặt lên cao nhất. Do đó người dùng cũng không nên vì tiếc tài sản mà lơ là quên đi sự an nguy của bản thân và xã hội.

Hoàng Linh

 
Bình luận