Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu. Đáng chú trong Nghị định này là giá cơ sở xăng dầu được tính theo công thức mới, đồng thời từ 2/1/2022, thời gian điều hành giá xăng dầu cũng được nâng thành 3 lần/tháng thay vì 2 lần/tháng như hiện tại.
Cụ thể, giá cơ sở xăng dầu tính theo công thức mới được xác định từ cơ cấu tỷ trọng gồm cả hai nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước thay vì chỉ trên giá nhập khẩu như trước đây. Nói cách khác, giá cơ sở xăng dầu tính theo cách mới sẽ phụ thuộc và giá và tỷ lệ nguồn sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu.
Cụ thể hơn, giá cơ sở xăng dầu sẽ được xác định bằng (=) giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu tư nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu cộng với (+) giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước.
Riêng xăng sinh học (E5, E10) được tính thêm tỷ lệ % theo thể tích xăng không chỉ, tỷ lệ % theo thể tích của Ethanol được nhập khẩu và mua từ nguồn trong nước theo tỷ lệ nhất định.
Trong khi đó, Nghị định 94 quy định thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11, và ngày 21 hàng tháng, tương đương với việc 10 ngày sẽ điều chỉnh giá xăng dầu một lần hay vì 15 ngày một lần như hiện tại.
Nếu các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian điều chỉnh giá lùi sang ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp kỳ điều hành trung vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
Trong trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội, Bộ Công Thương cần báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định thời gian điều chỉnh. Nếu các yếu tố cấu thành biến động làm giá cơ sở tăng trên 10% so với giá cơ sở liền kể trước đó hoặc giá biển động ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng sẽ quyết định biện pháp điều hành trên cơ sở báo cáo của Bộ Công thương.